Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc 65 Lý Tự Trọng Quận 1, trên khuôn viên rộng 2 ha, giới hạn bởi bốn con đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Tòa nhà do kiến trúc sư người Pháp - Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế, được xây dựng năm 1890 theo kiểu cổ điển - phục hưng: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trong nước. Vì thế ở hai bên cửa chính có hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp và các phù điêu trang trí đắp nổi đều lấy biểu tượng thần thoại Hi Lạp cùng với cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới. Nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh Thống đốc Nam kỳ Henri Eloi Danel.
Thành phố hiện có 172 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, trong đó: 02 di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử), 56 di tích quốc gia (trong đó 02 di tích khảo cổ học, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử) và 114 di tích cấp thành phố (67 di tích kiến trúc nghệ thuật, 47 di tích lịch sử). Hoạt động phục vụ khách tham quan tại các bảo tàng và các di tích trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua đạt kết quả tốt, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tổng số khách tham quan tại 07 bảo tàng ước thực hiện 9 tháng đầu năm là 2.600.000 lượt khách, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khách nước ngoài 30 là 708.241 lượt khách. Thực hiện 138 cuộc trưng bày, triển lãm 28 cuộc tại chỗ; 110 cuộc triển lãm lưu động.
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh số 65 Lý Tự Trọng, Quận 1
Chỉ trong năm 1945, tòa nhà đã năm lần thay đổi chủ nhân. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc Yoshio Minoda (người Nhật) chiếm dinh này. Tháng 7 năm đó, phát xít Nhật mới giao dinh này cho chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim. Viên Khâm sai Nam bộ Nguyễn Văn Sâm ở chẳng bao lâu thì ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng hạ cờ quẻ ly kéo cờ đỏ sao vàng và từ đây tòa nhà trở thành trụ sở của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam bộ. Ngày 10 -9 -1945, Trung tá B. W Roe (phái bộ quân sự Anh) ngang ngược chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ phải dời về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ hí Minh).
Sau khi chiếm lại Sài Gòn, từ ngày 23-5-1947, Pháp giao dinh này cho Lê Văn Hoạch làm trụ sở chính phủ Nam kỳ tự trị và sau đó chuyển cho Trần Văn Hữu làm dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) Nam phần (từ 2-6-1948).
Sau hiệp định Genève 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây. Hai mươi tháng sau, ngày 1-11-1963, quân đội Sài Gòn làm đảo chính, Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Năm 1966, dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được làm trụ sở của Tối cao Pháp viện. Sau ngày 30-4-1975 ít lâu, Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12-8-1978, đến ngày 13-12-1999 được đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.
Nội dung trưng bày gồm 9 phần cố định
1. Phòng “Thiên nhiên – khảo cổ”:
2. Phòng “Địa lý - hành chính Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh”:
![]() | ![]() |
3. Phòng “Thương cảng, Thương mại - dịch vụ”:
![]() | ![]() |
4. Phòng "Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp" :
5. Phòng "Văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh":
7. Phòng “Đấu tranh cách mạng 1930 - 1954”:
8. Phòng “Đấu tranh cách mạng 1954 - 1975”:
9. Phòng "Kỷ vật kháng chiến":
10. Phòng "Tiền Việt Nam":
Chuyển Bảo tàng TP.HCM từ Thủ Thiêm qua quận 9
.UBND TP.HCM đã quyết định xây dựng Bảo tàng TP.HCM tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (quận 9) thay cho địa điểm dự kiến ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
Theo đề xuất dự án sơ bộ của Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, công trình Bảo tàng TP.HCM dự kiến được thực hiện từ năm 2020-2025, trên diện tích 8 ha, với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.Bảo tàng mới sẽ có tổng diện tích sàn xây dựng 52.000 m2, diện tích không gian ngoài trời 50.000 m2.Sau khi đi vào hoạt động, bảo tàng mới sẽ là nơi triển lãm chuyên đề và tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, chính trị, ngoại giao của thành phố. Bảo tàng TP.HCM hiện tại nằm trên đường Lý Tự Trọng (quận 1) sẽ hoạt động như một chi nhánh của bảo tàng mới.
Theo kết luận ngày 28/10, Thường trực UBND TP cũng cho phép Ban chỉ đạo xây dựng bảo tàng được phép trực tiếp nghiên cứu lập đề án, nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo khả thi, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án. Ban chỉ đạo cần trình các báo cáo nghiên cứu trên cho UBND TP.HCM trước ngày 31/10.
Khu đất dự kiến xây dựng Bảo tàng TP.HCM tại quận 9 có diện tích 8 ha. Trước đó, lô đất mà UBND TP.HCM bố trí cho công trình bảo tàng TP tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích 1,8 ha, Sở Văn hóa - Thể thao cho rằng phần đất tại Thủ Thiêm chưa tương xứng với tiêu chuẩn và quy mô của bảo tàng.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao, việc xây dựng Bảo tàng TP.HCM tại khu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc sẽ tận dụng được sự kết nối với các công trình khác trong khuôn viên như Khu tưởng niệm các vua Hùng, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Bảo tàng Thiên nhiên Nam Bộ... Sự kết nối trên sẽ tăng tính giáo dục truyền thống, lịch sử và thu hút du khách tới tham quan.
Đối với Bảo tàng TP.HCM đang nằm trên đường Lý Tự Trọng (quận 1, TP.HCM), Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp với các bên liên quan để lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.
Địa điểm chụp ảnh cưới, check in sống ảo
Bảo Tàng TPHCM là nơi ưa chuộng được các cặp đôi chụp ảnh cưới, hình ảnh model, check in sống ảo.
Ngắm nhìn những ảnh cưới đẹp chụp tại Bảo tàng TPHCM
0 Nhận xét