Mặc dù các nhà
kinh tế hứa hẹn năm 2014 sẽ phát triển tốt đẹp nhưng mọi vấn đề đang u tối hơn
khi công ty và công sở sa thải đồng loạt số lượng lớn nhân viên.
Khi các ông lớn sa thải
Trong nỗ lực cắt
giảm và tiết kiệm tối đa 730 triệu Euro cho năm 2014, Sony toàn cầu vừa tuyên
bố sẽ cắt giảm 5.000 lao động làm việc tại các nhà máy trên toàn thế giới. Bộ
phận bị sa thải hàng loạt là bộ phận máy tính bàn và truyền hình để tập trung
nhiều hơn vào máy tính bảng và smartphone.
Năm ngoái, Sony
cũng cắt giảm 10.000 lao động tại các nhà máy trên toàn quốc và 1.500 lao động
ngay tại Nhật Bản. Giám đốc điều hành của Sony, ông Kazuo Hirai cho biết: “Chưa
có tín hiệu gì cho thấy sau khi cắt giảm chúng tôi sẽ có lợi nhuận. Tuy nhiên,
về lâu dài cùng với định hướng mới, chắc công ty sẽ có nhiều thuận lợi hơn”.
Gần như cùng thời
điểm, nhà sản xuất xe hơi lâu năm tại Châu Âu và đứng thứ hai về xe tải trên
toàn thế giới, thương hiệu Volvo, cũng tuyên bố sẽ sa thải 4.400 nhân công. Con
số này gấp đôi số lượng nhân viên bị sa thải năm ngoái. Chủ yếu các nhân viên
bị sa thải nằm ở các bộ phận như công nhân, nhân viên kinh doanh và tiếp thị.
Những ngày cuối năm
2013 đã trôi qua trong sự xáo trộn khi hãng máy tính HP nộp đơn lên Ủy ban
Chứng khoán và Hối đoái Mỹ cho biết rằng sẽ sa thải thêm 5.000 nhân viên cho
tới tháng 10/2014. HP đã nâng tổng số nhân viên bị sa thải từ năm 2012 đến nay
lên con số 34.000 nhân viên trên toàn cầu.
Trước đó, vào đầu
tháng 1/2014, Canada vừa thống kê số người mất việc trong vài tháng cuối năm
2013 lên đến 45.900 người, tăng tỷ lệ thất nghiệp thêm 7,2%. Bộ trưởng Tài
chính liên bang Jim Flaherty nhận xét: “Sự sụt giảm liên tục công ăn việc làm
cho người trong độ tuổi lao động đã làm nền kinh tế Canada trở nên mong manh
hơn bao giờ”.
Những doanh nghiệp
lớn ở Canada như chuỗi Cửa hàng bán lẻ Sears Canada cũng đã công bố sẽ sa thải
1.600 nhân viên trong năm 2014. Công ty phân kali Saskatchewan cho biết sẽ cắt
giảm hơn 1.000 nhân viên. Còn năm ngoái, BlackBerry tại Canada đã sa thải 40%
nhân viên, tương đương khoảng 4.500 người.
Tình hình nhân công
và lao động tại các nước trên thế giới có quá nhiều biến động. Thậm chí, tổng
thống Obama còn đưa ra ý tưởng sẽ chia nhỏ công việc ra, khuyến khích làm việc
bán thời gian để... ai cũng có việc làm.
Lao động Việt: Sa thải, không xin được việc...
Nếu năm 2013 và
2014 là năm các công ty công nghệ và sản xuất xe hơi trên thế giới đã và sẽ có
kế hoạch sa thải thì trong nước, các công ty kinh doanh bất động sản, chứng
khoán và ngân hàng đồng loạt sa thải. Hơn 700 nhân viên NH Á Châu (ACB) đã mất
việc trong quý 3/ 2013 khi ACB mạnh tay cắt giảm nhân sự. Eximbank cũng đưa tin
chấn động khi cho biết NH này sẽ cắt
giảm hàng ngàn nhân viên. Trước đó trong sáu tháng đầu năm nay, tại Vietinbank,
BIDV, ACB và SHB đã có gần 1.200 nhân viên buộc phải nghỉ việc với nhiều lý do
khác nhau.
Bên cạnh các nhân
viên đang đi làm bị ép nghỉ việc, tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp
không xin được việc làm quá cao. Riêng tỉnh Thanh Hóa có hơn 25.000 sinh viên
ra trường không có việc làm. Đầu năm 2013, Nghệ An thống kê có hơn 11.500 người
tốt nghiệp từ PTTH trở lên chưa có việc làm.
Cuối năm 2013, Vụ
Thống kê Dân số và Lao động thuộc Tổng
cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống kê trong năm 2013, tỷ lệ sinh
viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Trong đó, sinh viên trong độ tuổi
21-29 thất nghiệp khoảng... 100.000 người. Con số này thật sự gây sốc cho bất
kì gia đình và HS-SV nào đang miệt mài học tập.
Cứ tưởng làm viên
chức nhà nước được yên thân, đầu tháng 2/2014, Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo
nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế để lấy ý kiến người
dân. Trong đó, dự kiến sau sáu năm (từ 2014-2020) thực hiện tinh giản biên chế
khoảng 100.000 người. Khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải
quyết thôi việc.
Vẫn sa thải bất chấp kinh tế ấm dần lên
Cách đây khoảng 3
năm, khi trao đổi về vấn đề giữ chân nhân tài và phát triển nguồn nhân lực, khá
nhiều CEO nói rất tuyệt vời. Thậm chí có nhiều người còn cùng nhau đề xuất Ngày
thư kí với sự trân trọng dành cho nhân viên giúp việc quan trọng này.
Thế mà chỉ sau vài
năm, chính họ là những người mạnh tay sa thải nhân viên nhất. Thậm chí, chính
sách giữ người mới- người cũ, những ưu đãi cho nhân viên giỏi cũng chẳng có.
Rất nhiều khoản phải cắt xét như chi phí du lịch, tiếp khách, tiền xăng, tiền
điện thoại... thậm chí luôn cả tiền thăm nhân viên bị bệnh, tiền tử tiền tuất
cho người nhà nhân viên cũng cắt từ 50%.
Cuối năm 2013, khá
nhiều sếp lớn và chuyên gia kinh tế khẳng định thị trường sẽ thay đổi, sức mua
sẽ tăng, kinh tế sẽ ấm lên... nhưng câu chuyện sa thải vẫn không hề dừng lại.
Không biết nói sao khi một sếp bự khẳng khái phát biểu: “Làm sếp tốt để làm gì?
Sếp là phải... ác!”
Làn sóng sa thải
nhân viên từ các thương hiệu toàn cầu đến các công ty trong nước gần như đang
trở thành bước đi kiên quyết để giảm chi phí khi tình hình kinh doanh trở nên
tồi tệ. Như vậy, sau hàng loạt phương án cắt giảm chi phí quảng cáo, tiếp
thị... khi bước vào phương án cắt giảm nhân viên, doanh nghiệp đang phải đối
đầu với tương lai sinh – tử. Một là cắt giảm để những người còn lại sống và giữ
được công ty đi qua khó khăn. Hai là, tử tế với mọi người và cùng nắm tay nhau
chết.
Nguồn: Thanh
Chung - congluan.vn
0 Nhận xét